Bên cạnh những món đặc sản nổi tiếng như sushi, takoyaki, udon,... thì mỗi độ thu về, người dân cũng như khách du lịch Nhật Bản lại mong chờ món bánh Tempura truyền thống với hình chiếc lá phong vô cùng độc đáo. Vậy thì còn chần chừ gì mà không mau theo chân Top Ten Travel để tìm hiểu kỹ hơn về loại bánh đặc biệt này, bạn nhé!

1. Nguồn gốc của Bánh Tempura
Mặc dù Tempura được biết đến là một loại bánh thủ công truyền thống của người Nhật Bản. Tuy nhiên, không phải bất kỳ đâu bạn cũng có thể tìm thấy loại bánh này. Chúng chỉ có mặt ở một số địa phương như Kyoto, Osaka, Takao, Minoh,.... và được bày bán tại những khu vực có những chiếc lá phong mọc rực rỡ.
Theo tương truyền, món ăn vặt độc đáo này được xuất phát cách đây hơn 1.300 năm của một vị nhà sư khổ hạnh. Trong điều kiện vật chất khó khăn, ông đã nghĩ ra cách ướp những chiếc lá phong cùng với muối và để trong vòng một năm. Sau đó, ông mới mang đi tẩm bột và chiên ngập trong dầu cải.

Trải qua nhiều thế kỷ, người dân địa phương vẫn còn lưu nguyên công thức làm bánh truyền thống này. Họ chọn những chiếc lá thật to, thật đẹp vào thời kỳ nở rộ nhất để có thể cho ra những chiếc bánh thơm ngon, khó cưỡng.
2. Hương vị thơm ngon của món Tempura độc đáo
Bánh Tempura lá phong có một độ giòn đặc trưng nhưng lại không có cảm giác quá nhiều dầu mỡ. Thêm vào đó, chúng lại có chút vị mặn mặn của muối, ngọt ngọt của đường và bùi bùi của mè. Tất cả đã tạo nên một hương vị vô cùng đặc trưng và khó quên, khiến cho bạn “mê mẩn”, quên cả lối về.
Bánh Tempura có thể sử dụng để ăn nhẹ, ăn lót dạ vào dữa buổi, hoặc những lúc Bạn muốn bổ sung dưỡng chất sau 1 ngày hoạt động mệt mỏi.

3. Cách chế biến Bánh Tempura của Nhật Bản
Chỉ khi Nhật Bản bước vào mùa thu và ngập tràn trong một màu vàng óng ánh hay đỏ rực rỡ của những chiếc lá phong thì món bánh Tempura này mới xuất hiện. Phải chăng bạn cũng đang thắc mắc làm sao những chiếc lá này có thể chiên giòn nhưng vẫn giữ được nguyên vẹn hình dáng, đúng không? Thế thì cùng tìm hiểu cách chế biến món ăn độc lạ này nhé!

Thật chất, lá phong sau khi được thu hoạch sẽ mang đi tẩm ướp cùng một ít muối trong vòng một năm. Đây là khoảng thời gian vừa đủ để chúng vừa giữ được nguyên vẹn hình dáng vừa vẫn giữ được màu vàng óng ánh kia.
Người dân Nhật Bản sẽ ưu tiên chọn những chiếc lá sạch, to và ít bị rách. Lưu ý là họ thường sẽ sử dụng duy nhất lá phong vàng. Bởi vì lá vàng có gân lá mềm hơn, dễ ăn hơn và đặc biệt là khi ướp cùng muối không bị đổi màu.

Lá phong sau khi thu hoạch, sẽ được rửa sạch và mang đi ướp với muối trong vòng 1 năm. Công đoạn này sẽ giúp cho lá được mềm, không còn vị hăng và chiên lên cũng ngon hơn nhiều. Sau đó, họ sẽ cắt cuống lá, rửa sạch với muối thêm một lần nữa rồi mới nhúng với bột có pha chút đường và mè để chiên giòn. Đương nhiên, cuối cùng chúng sẽ phải được đặt trên vỉ cho ráo dầu để trông thật bắt mắt.
4. Ăn Bánh Tempura ở đâu?
Do đây là món ăn phổ biến tại nhiều thành phố lớn tại Nhật Bản. Thế nên, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp ở nhiều nơi khác nhau. Từ các quầy bán hàng ở ven đường cho đến các nhà hàng sang trọng. Tuy nhiên, dù bạn có thưởng thức tại đâu thì hương vị thơm ngon của Tempura sẽ khiến bạn nhớ mãi không quên.

Đến Nhật Bản vào những ngày lá mùa thu rơi mà bạn lại không thử món bánh Tempura độc đáo này thì quả thật là một sự thiếu sót. Cắn nhẹ một miếng bánh, nhấp nháp một miếng trà, thưởng thức phong cảnh hữu tình nơi đây thì quả là không còn điều gì tuyệt vời hơn nữa.
Thế nên, nếu bạn có hẹn với Xứ sở phù tang vào dịp mùa thu này thì hãy gọi ngay với Top Ten Travel để chúng tôi giúp bạn lên lịch trình cho một chuyến du lịch thật hấp dẫn. Với mức giá vô cùng hợp lý, bạn sẽ được đến tìm hiểu về văn hoá, lịch sử cũng như khám phá mọi nơi nổi tiếng tại vùng đất xinh đẹp này.