Sở dĩ người ta nói ẩm thực Khánh Hòa mang hương vị từ biển cả vì nguyên liệu chủ yếu được chế biến đều từ hải sản. Đồng thời cư dân Khánh Hòa xưa chủ yếu di cư vào từ các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Quảng Nam và Quảng Ngãi nên phong cách ẩm thực cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các tỉnh trên. Nếu ai đã từng có dịp
du lịch Nha Trang thì không thể bỏ qua những món ăn đặc sắc mang hương vị từ biển cả sau đây!
1. Nem Ninh Hòa [caption id="attachment_39922" align="aligncenter" width="450"]

Nem nướng Ninh Hòa[/caption] Ai đã một lần ghé thăm Khánh Hòa chắc chắn sẽ được truyền tai một món ăn rất nổi tiếng của vùng đất này –Nem Ninh Hòa. Nem này không giới hạn ở huyện Ninh Hòa mà đã trở thành một phần không thể thiếu trong kho ẩm thực con người xứ trầm hương. Nem Ninh Hòa có hai loại nem nướng và nem chua. Nếu nem nướng có vị mằn mặn ngòn ngọt của thịt, mùi thơm của rau sống, cảm giác giòn tan và mát rượi của dưa leo, vị chua ngọt của nước tương thì nem chua lại được gói thêm lớp lá chuối hột hoặc chuối mốc, cột bằng lạt giang, kết từng chiếc lại thành xâu nem chua, ăn kèm với tép tỏi để có hương vị đặc biệt và độ dai, giòn. Tất cả hòa thành hương vị đặc trưng của ẩm thực miền duyên hải.
2. Bún cá Nha Trang Bún cá Nha Trang là một món ăn không thể không thử mỗi khi đến với thành phố biển xinh đẹp này. Một tô bún chả cá luôn có hai loại chả là chả cá chiên và chả cá hấp để làm phong phú thêm khẩu vị. Chả cá được dùng là chả cá thu để có độ dai và ngọt. Chả cá hấp còn được tráng một lớp lòng đỏ trứng gà trên bề mặt. Nước lèo của bún chả cá được nấu bằng cá cờ hoặc xương cá thu. Chất cá này làm cho vị nước lèo thanh ngọt, mát. Một tô bún chả cá Nha Trang đặc biệt còn có thêm sứa và cá cờ dầm. [caption id="attachment_39923" align="aligncenter" width="520"]

Bún cá Nha Trang[/caption] Ngoài ra còn có bún lá cá dầm là tên gọi một món ăn đặc sản của vùng đất Khánh Hòa, mà nổi tiếng nhất là bún lá cá dầm Ninh Hòa. Tại Ninh Hòa, món ăn đã trở thành phổ biến và là đặc sản không thể thiếu khi du khách đến thăm vùng đất này. Tại Ninh Hòa đã hình thành nên một làng gọi là làng bún lá Diên Lạc.
3. Bún sứa [caption id="attachment_39924" align="aligncenter" width="400"]

Bún sứa Nha Trang[/caption] Thành phần chính của món ăn này là sứa, được đánh bắt ngay trên vùng biển Nha Trang. Sứa có quanh năm nhưng theo kinh nghiệm của người dân, thời điểm sứa ngon nhất là khi bắt đầu vào Hè. Những con sứa màu trắng đục, thon dài ăn giòn “sần sật”, có vị thanh mát dễ chịu. Bún sứa được ăn kèm với chả cá, cá dầm cùng nước dùng thanh ngọt, trong vắt. Khi ăn món này không thể thiếu đĩa rau sống thái nhỏ, ớt hiểm và chanh hòa quyện thành một món ngon vùng biển đặc trưng khó quên.
4. Hải sản Đã đến với thành phố biển thì nhất định phải ăn hải sản. Hải sản ở đây rất đa dạng : như tôm, ghẹ, ốc, sò, cá bò, cá mú, mực lá… Nhà hàng thường trưng bày sẵn rất nhiều hải sản để chứng minh độ tươi sống và đa dạng của chúng, bạn có thể tự tay lựa chọn và đưa cho đầu bếp chế biến theo ý thích của mình. [caption id="attachment_39925" align="aligncenter" width="500"]

Hải sản Nha Trang[/caption] Hải sản rất tươi nên sau khi chế biến đều vô cùng thơm ngon và đậm đà vị biển. Đây có lẽ là điều khiến du khách yêu thích hải sản Nha Trang một cách đặc biệt. Nếu có điều kiện, bạn hãy ghé qua làng chài và ăn sản sản tươi vừa bắt lên từ biển. Dân làng chài sẽ đưa bạn đến những nhà hàng trên biển bằng phà. Tại đây, thật thú vị và ấn tượng bạn có thể tự tay chọn hải sản tươi sống hay tự đánh bắt tôm, cá từ dưới biển và nhờ nhà hàng chế biến chúng thành thức ăn cho mình.
5. Bánh ướt Diên Khánh [caption id="attachment_39926" align="aligncenter" width="500"]

Bánh ướt Diên Khánh[/caption] Bánh ướt Diên Khánh hay còn gọi là bánh ướt Thành là một đặc sản của Diên Khánh. Những quán bánh ướt thường được bày theo kiểu nhà quê: quán ngay trước nhà, có lò tráng bánh đắp bằng đất và đặt những bộ bàn ghế rất sơ sài. Chiếc bánh khi tráng ra bày rất mỏng trên đĩa để đổ nhân là ruốc tôm, hành mỡ, còn nước chấm là mắm nêm, mắm nước. Ngày xưa, bánh ướt Diên Khánh có đủ bộ "tam sên" là hành mỡ, đậu xanh, ruốc tôm. Nay người ta giản lược đi chỉ còn hai thứ: nếu có đậu xanh thì không có ruốc tôm và ngược lại. Cái ngon của quán bánh ướt nhà quê là nước chấm, đặc biệt là mắm ruột. Việc pha chế mắm cũng đơn giản nhưng mỗi quán có mỗi cách làm và nêm nếm riêng.
S.H (Tổng hợp)