Đi tour du lịch Thái Lan du khách không chỉ ngắm những bãi biển tuyệt đẹp, những hòn đảo thiên đường, những ngôi chùa vàng lấp lánh mà còn có cơ hội tham gia vào các lễ hội phật giáo truyền thống của người Thái. Những lễ hội này gắn với đời sống phật giáo tâm linh, nó mang tính thiêng, do vậy nó thuộc thế giới thần linh, thiêng liêng, đối lập với đời sống trần gian trần tục.
Là một nước theo đạo Phật, Thái Lan cử hành những ngày kỷ niệm quan trọng với những nghi lễ đem lại cho các tín đồ Phật giáo khắp đất nước một cơ hội để họ đóng góp phần công đức, với những phẩm vật cúng cho các nhà sư và những đám rước đèn cầy vào ban đêm.
Nhiều khi còn có những đám đông tụ tập để nghe kể những truyền thuyết về đức Phật. Lễ Magha Puja vào tháng 2 kỷ niệm ngày 1.250 tín đồ tập hợp lại để nghe đức Phật thuyết pháp. Lễ Visakha Puja vào tháng 5 kỷ niệm ngày Phật Đản, ngày Phật Giác Ngộ và ngày Đức Phật Nhập Niết Bàn. Đây là những lễ hội mang tính cộng đồng cao, gắn kết tình cảm giữa con người và con người với nhau, là nét đẹp trong văn hóa của người Thái.
1. Tết Thái Lan (Songkran hay còn gọi là lễ hội té nước)
Tết Thái Lan (Songkran) là một trong những lễ hội phật giáo truyền thống lớn nhất Thái Lan, được tổ chức hàng năm từ ngày 13-15/4 để đón năm mới. Tết Songkran có nguồn gốc từ đâu? Từ Songkran xuất phát từ tiếng Phạn, với nghĩa "lúc thời gian chuyển dịch, mặt trời đi từ khu vực Hoàng Đạo sang khu vực Kim Ngưu trong vũ trụ", mọi người đón mừng Đản sinh Đức Phật bằng việc phun nước vào người nhau để gột rửa hết buồn phiền đón mừng năm mới.
Tết Songkran
Tết Songkran điểm người Thái tỏ lòng kính trọng với Đức Phật, dọn dẹp nhà cửa, té nước vào người cao tuổi nhằm tỏ lòng tôn kính. Trong thời gian diễn ra lễ hội, nhiều cuộc diễu hành, thi sắc đẹp được tổ chức. Ngoài ra, người ta còn nấu các món ăn truyền thống và mặc các trang phục nhiều màu sắc. Đặc biệt, trong Tết Songkran, người dân sẽ té nước lên nhau bằng xô, súng phun nước, bóng... Những người càng được té nhiều nước càng may mắn.
Theo thường lệ, thủ đô Bangkok là nơi tổ chức các hoạt động chào mừng lớn nhất. Các du khách du lịch Thái Lan được khuyên nên tới Chiang Mai - thủ đô của Songkran, nơi tuyệt vời nhất trên thế giới để chứng kiến tết té nước.
2. Loy Krathong
Lễ hội hoa đăng Yi Peng và Loy Krathong diễn ra vào tối ngày trăng tròn tháng 12 âm lịch Thái Lan, lịch dương thường rơi vào tháng 11. Đây là hai lễ hội tổ chức hàng năm trên khắp đất nước Thái Lan và một số tỉnh của Lào và Myanmar.
Bắt nguồn từ tín ngưỡng tinh thần mạnh mẽ đối với Mẹ Nước, người dân Sukhothai (phía Bắc Bangkok) đã làm ra những chiếc lồng đèn bằng lá chuối và thả trôi sông. Họ tin rằng những điều vận không may sẽ theo chiếc thuyền trôi đi, để một năm mới với những hi vọng mới & lạc quan sẽ nảy nở. Đối với những cặp tình nhân, lễ hội còn mang ý nghĩa như một lời chúc phúc hạnh phúc lâu dài và bền vững. Tuy không mang tính chất ràng buộc với tôn giáo, nhưng lễ hội thả đèn Loy Krathong vẫn là một trong những lễ hội không nên bỏ qua khi bạn đến thăm thiên đường du lịch này.
Lễ hội Loy Krathong
Với bầu trời rực sáng được thắp lên từ hàng chục nghìn chiếc đèn lồng, dòng sông lấp lánh với hàng trăm nghìn chiếc thuyền hoa đăng nối nhau trôi theo dòng nước, lễ hội hoa đăng được coi là lễ hội phất giáo lớn thứ 2 trong năm, sau Tết truyền thống Songkran. Đây cũng là một trong những lễ hội đẹp nhất, màu sắc nhất và cổ nhất Thái Lan.
3. Khao Phansa
Lễ hội Khao Phansa
Lễ hội Khao Phansa là một lễ hội phật giáo lớn nhằm ăn mừng 3 tháng tịnh tu của các tăng sĩ ở Thái. Lễ Khao Phansa vào tháng 7 để tuyên bố bắt đầu mùa An cư của Phật tử, cũng là ngày chấm dứt gió mùa hàng năm. Mùa An cư sẽ chấm dứt ba tháng sau với kỳ Kathin, là lúc dân chúng dâng tặng áo cà sa mới cho các nhà sư. Theo lịch truyền thống, tết năm mới nhằm ngày 13 tháng 4. Trong dịp này nhiều thanh thiếu niên Thái cũng xuống tóc tu hành để báo hiếu và tích phước cho bố mẹ, đây là truyền thống khá phổ biến với dân Thái.