Tết là dịp lễ quan trọng của nhiều quốc gia châu Á, nhưng mỗi quốc gia lại có những nét đặc trưng riêng trong cách chào đón năm mới. Chẳng hạn như nếu có dịp đi du lịch Nhật Bản vào thời điểm này, bạn sẽ bắt gặp một màu sắc hoàn toàn khác biệt. Với những phong tục tập quán độc đáo và ý nghĩa sâu sắc, Tết Nhật Bản không chỉ là dịp để sum họp gia đình mà còn là cơ hội để khám phá một nền văn hóa lâu đời và tinh tế. Vậy thì cùng tìm hiểu ngay nhé!
Tháng 12 trong tiếng Nhật được gọi là Shiwasu (師走), một cái tên vô cùng đặc biệt. Từ "Shiwasu" có nghĩa đen là "thầy chạy", để chỉ sự bận rộn đến mức ngay cả những vị sư thầy vốn thường tĩnh tại cũng phải tất bật. Bởi vì tháng 12 là thời điểm cuối năm, mọi người đều tất bật chuẩn bị cho những lễ hội và đón chào một năm mới an lành với nhiều điều tốt đẹp sẽ đến.
Tháng 12 trong tiếng Nhật được gọi là Shiwasu (師走), một cái tên vô cùng đặc biệt
Theo các tín đồ du lịch Nhật Bản, một trong những nét văn hóa đặc trưng của người người dân địa phương vào cuối năm là việc gửi Oseibo (お歳暮). Đây là những món quà được gửi đến người quản lý, khách hàng, thầy cô giáo... để bày tỏ lòng biết ơn trong suốt một năm qua. Nội dung của những món quà Oseibo rất đa dạng, thường là các sản phẩm đặc sản địa phương như hải sản tươi sống, thịt hảo hạng, trái cây theo mùa hoặc những món quà tinh tế như rượu sake, trà, cà phê, và các loại thực phẩm đóng hộp cao cấp.
Oseibo là một trong những nét văn hóa đặc trưng của người người dân địa phương vào cuối năm
Bên cạnh đó, tháng 12 cũng là thời điểm diễn ra nhiều buổi tiệc tùng. Bonenkai (忘年会), hay còn gọi là "bữa tiệc quên năm", là những buổi tiệc được tổ chức tại các công ty để mọi người cùng nhau thư giãn, tổng kết một năm làm việc và chuẩn bị bước sang năm mới. Trong không khí ấm cúng của Bonenkai, đồng nghiệp và cấp trên cùng nhau chia sẻ những kỷ niệm vui buồn, cùng nhau nâng ly chúc mừng và tạm biệt năm cũ. Trên đây đều là những hoạt động không thể thiếu mà bạn có thể dễ dàng bắt gặp nếu có chuyến du lịch Nhật Bản vào tháng 12 tới để có thể cảm nhận và hòa mình vào bầu không khí ấm áp và nhộn nhịp này..
Từ ngày 13 đến ngày 28 tháng 12 âm lịch hàng năm, khắp nước Nhật tràn ngập không khí hối hả của mùa tổng vệ sinh. Truyền thống Oosouji (大掃除), hay “cuộc tổng dọn dẹp”, đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người dân xứ sở hoa anh đào. Trong khoảng thời gian này, mọi người, từ già đến trẻ, từ nhà cửa đến văn phòng, cơ sở kinh doanh đều tham gia vào việc làm sạch tổng thể. Mục tiêu của Oosouji không chỉ là loại bỏ bụi bặm, vết bẩn tích tụ suốt một năm mà còn là cách để mọi người cùng nhau dọn dẹp những góc khuất trong tâm hồn, chuẩn bị đón một năm mới với tinh thần tươi mới và tràn đầy năng lượng.
Sau khi hoàn thành việc dọn dẹp, người Nhật sẽ bắt đầu trang trí nhà cửa để chào đón năm mới. Một trong những biểu tượng không thể thiếu trong dịp này là kado matsu (門松). Do đó, khi đi du lịch Nhật Bản vào dịp Tết, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh Kado matsu được đặt ở hai bên lối vào nhà, thường được làm từ những cành thông xanh mướt và ba thân tre có độ dài khác nhau, cắt vát ở đầu. Cành thông tượng trưng cho sự trường thọ và sức sống mãnh liệt, còn thân tre biểu thị cho sự vững chắc, may mắn và sự phát triển thịnh vượng. Ngoài ra, người ta còn tin rằng kado matsu có tác dụng xua đuổi tà ma và mời gọi các vị thần may mắn đến với gia đình.
Mochi Tsuki, nghi thức giã gạo nếp truyền thống của Nhật Bản, là một hoạt động không thể thiếu để chuẩn bị đón Tết. Thông thường, lễ hội Mochi Tsuki được tổ chức vào ngày 28 tháng 12 âm lịch - một ngày mang ý nghĩa đặc biệt, tượng trưng cho sự may mắn và thịnh vượng. Trong không khí rộn ràng của ngày hội, mọi người cùng nhau chung tay giã gạo nếp thành những chiếc bánh mochi dẻo quánh, thơm lừng.
Lễ hội Mochi Tsuki mang ý nghĩa đặc biệt, tượng trưng cho sự may mắn và thịnh vượng
Bên cạnh việc làm mochi, người Nhật còn trang trí nhà cửa bằng những chiếc kagami zmochi - biểu tượng đặc trưng của mùa lễ hội. Theo các tín đồ du lịch Nhật Bản, những kagami mochi thường sẽ được đặt trên một chiếc mâm nhỏ, bao gồm hai chiếc bánh mochi tròn đặt chồng lên nhau. Chiếc bánh mochi lớn tượng trưng cho người mẹ, chiếc bánh nhỏ tượng trưng cho đứa con, thể hiện tình yêu thương và sự gắn kết trong gia đình. Trên đỉnh kagami mochi, người ta đặt một quả cam daidai - loại cam đặc biệt của Nhật Bản, tượng trưng cho sự may mắn và thịnh vượng. Lá thông, lá tùng cũng được trang trí cùng kagami mochi, mang ý nghĩa trường thọ và sức khỏe.
Người Nhật còn trang trí nhà cửa bằng những chiếc kagami mochi - biểu tượng đặc trưng của mùa lễ hội
Việc làm mochi và trang trí kagami mochi không chỉ là hoạt động mang tính nghi lễ mà còn là dịp để mọi người trong gia đình quây quần bên nhau, cùng nhau trải nghiệm những nét đẹp văn hóa truyền thống của Nhật Bản. Hương thơm của bánh mochi mới làm, cùng với không khí ấm áp của gia đình, tạo nên một cái Tết thật ý nghĩa và đáng nhớ.
Từ những ngày cuối năm, không khí Tết đã ngập tràn khắp các gia đình Nhật Bản. Mọi người háo hức chuẩn bị cho những ngày lễ hội sắp đến và việc làm osechi ryori là một trong những hoạt động quan trọng nhất. Món ăn truyền thống osechi, hay gọi tắt là osechi, là tâm điểm của mọi gia đình Nhật trong dịp Tết. Việc chuẩn bị osechi là cả một nghệ thuật, đòi hỏi sự tỉ mỉ và công phu. Có lẽ chính vì thế mà món ăn truyền thống này được cả người dân địa phương lẫn các tín đồ du lịch Nhật Bản vô cùng yêu thích.
Món ăn truyền thống osechi là tâm điểm của mọi gia đình Nhật trong dịp Tết
Khi đó, các thành viên trong gia đình cùng nhau lựa chọn những nguyên liệu tươi ngon nhất, sau đó cùng nhau chế biến và trình bày món ăn. Mỗi món ăn trong hộp osechi đều mang một ý nghĩa riêng, tượng trưng cho những điều tốt đẹp trong năm mới. Những chiếc hộp osechi được trang trí cầu kỳ, trở thành trung tâm của bàn ăn ngày Tết, thể hiện sự ấm cúng và đoàn kết của gia đình.
Đêm giao thừa ở Nhật Bản được gọi là "Omisoka" (大晦日), một dịp vô cùng quan trọng để người dân sum họp bên gia đình. Vào đêm này, các gia đình Nhật thường chuẩn bị một bữa tối thịnh soạn, bao gồm nhiều món ăn truyền thống như sushi tươi ngon, sashimi thanh mát, lẩu sukiyaki ấm áp hay shabu shabu đậm đà. Tuy nhiên, không thể thiếu món mì "Toshikoshi Soba" (年越し蕎麦) - một loại mì soba dài và mỏng, tượng trưng cho sự trường thọ và may mắn. Người Nhật tin rằng việc ăn mì soba trước giao thừa sẽ mang đến một năm mới an lành và hạnh phúc.
Toshikoshi Soba - một loại mì soba dài và mỏng, tượng trưng cho sự trường thọ và may mắn
Một phong tục đặc biệt trong đêm giao thừa mà bạn không nên bỏ lỡ khi đi du lịch Nhật Bản vào dịp này chính là lắng nghe tiếng chuông chùa "joya no kane" (除夜の鐘) truyền thống. Vào đúng 0 giờ, các ngôi chùa trên khắp đất nước sẽ đồng loạt đánh 108 tiếng chuông. Theo tín ngưỡng Phật giáo, con số 108 tượng trưng cho 108 loại phiền não của con người. Việc lắng nghe tiếng chuông ngân vang sẽ giúp mọi người thanh tịnh tâm hồn, rũ bỏ những điều không tốt trong năm cũ và đón nhận một năm mới tươi sáng.
Joya no Kane - Tiếng chuông truyền thống đêm giao thừa của người Nhật
Trước khi năm mới đến, người Nhật cũng có tục lệ đi chùa đầu năm để cầu nguyện cho sức khỏe, may mắn và thành công. Các ngôi chùa thường trang hoàng lộng lẫy với hàng ngàn chiếc đèn lồng rực rỡ, tạo nên một không khí thật ấm áp và linh thiêng.
Tết Nhật Bản, hay còn gọi là Oshōgatsu (お正月), là một dịp lễ quan trọng và ý nghĩa đối với người dân xứ sở hoa anh đào. Kéo dài trong ba ngày đầu năm mới, lễ hội này là thời gian để mọi người sum họp gia đình, nghỉ ngơi và tận hưởng những khoảnh khắc ý nghĩa bên nhau. Chính vì thế, đây cũng là dịp thu hút đông đảo các tín đồ du lịch Nhật Bản từ khắp mọi nơi trên thế giới đến khám phá, tham quan và vui chơi.
Tết Nhật Bản là một dịp lễ quan trọng và ý nghĩa đối với người dân xứ sở hoa anh đào
Hầu hết các doanh nghiệp và cửa hàng đều đóng cửa trong suốt ba ngày Tết, tạo điều kiện cho người dân được thoải mái về quê ăn Tết. Vào sáng ngày mùng 1 Tết (Ganjitsu), người Nhật có phong tục thức dậy sớm để chiêm ngưỡng khoảnh khắc mặt trời mọc đầu tiên của năm mới, gọi là hatsuhinode. Họ thường đến các địa điểm nổi tiếng như đền chùa, núi non để cùng nhau đón bình minh và cầu những điều tốt lành.
Bữa sáng ngày Tết là một bữa ăn đặc biệt với món osechi ryori. Đây là một mâm cỗ truyền thống gồm nhiều món ăn khác nhau, được trình bày đẹp mắt trong các hộp jubako nhiều tầng. Mỗi món ăn đều mang một ý nghĩa riêng, tượng trưng cho sức khỏe, may mắn và thịnh vượng trong năm mới. Sau bữa ăn, cả gia đình cùng nhau đọc những tấm thiệp chúc Tết (nengajo) và tận hưởng không khí ấm cúng bên nhau. Trẻ em luôn háo hức chờ đón những phong bao lì xì (otoshidama) chứa đầy tiền mừng tuổi từ người lớn.
Nengajo là thiệp chúc mừng năm mới không thể thiếu trong ngày Tết tại xứ sở phù tang
Bên cạnh đó, viếng đền chùa (hatsumōde) cũng là một hoạt động không thể thiếu trong ngày Tết của cả người dân lẫn các tín đồ du lịch Nhật Bản. Thông thường, người dân đến các ngôi đền để cầu nguyện cho sức khỏe, công việc và hạnh phúc trong năm mới. Phụ nữ thường diện những bộ kimono truyền thống rực rỡ sắc màu khi đi lễ chùa. Ngoài ra, khi đến đây, bạn cũng có thể mua những chiếc bùa may mắn (omamori) để cầu bình an và xua đuổi tà ma cho mình và cả những người thân yêu nữa nhé!
Tết Nhật Bản không chỉ là dịp để sum họp gia đình mà còn là cơ hội để mọi người cùng nhau trải nghiệm những nét đẹp văn hóa truyền thống. Những phong tục tập quán độc đáo như hatsuhinode, osechi ryori, hatsumōde... đã tạo nên một nét đặc trưng riêng cho Tết Nhật Bản và được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Do đó, nếu bạn muốn tìm hiểu nhiều hơn về sự độc đáo này, hãy book ngay Tour Nhật Bản tết thật thú vị tại Top Ten Travel để cùng chúng tôi khám phá ngay nhé!
0 bình luận