Hồ Chí Minh
Icon Locate
Hồ Chí Minh

Những sự thật thú vị về Oshougatsu - Tết cổ truyền ở Nhật Bản

Du lịch Nhật Bản vào đúng ngày Tết Oshougatsu, du khách sẽ có cơ hội khám phá những nét văn hóa truyền thống vô cùng đặc sắc của người dân nơi đây. Ngày Tết ở xứ anh đào sở hữu rất nhiều hoạt động độc đáo, mang đậm màu sắc văn hóa địa phương. Nếu đang có ý định ghé thăm Nhật Bản, nhất định không được bỏ qua bài viết dưới đây của Top Ten Travel bạn nhé!

Ngày Tết ở Nhật Bản sở hữu nhiều hoạt động độc đáo, mang đậm màu sắc văn hóa địa phương

Ngày Tết ở Nhật Bản sở hữu nhiều hoạt động độc đáo, mang đậm màu sắc văn hóa địa phương

I. Đôi nét về Oshougatsu - Tết cổ truyền ở Nhật Bản

Ngày Tết cổ truyền của đất nước mặt trời mọc được gọi là Oshougatsu hay “Chính Nguyệt” theo phiên âm Hán Việt. Ngày Tết này của người Nhật được cho là có nguồn gốc từ phong tục chào đón vị thần năm mới Toshigamisama, một vị thần tượng trưng cho sức khỏe, may mắn và phú quý. Sự kiện Oshougatsu không những đánh dấu sự khởi đầu của một năm mới mà còn là một trong những kỳ nghỉ dài ngày nhất trong năm của người Nhật, là dịp để mọi người trở về quây quần bên gia đình.  

Ngày Tết cổ truyền của đất nước mặt trời mọc được gọi là Oshougatsu

Ngày Tết cổ truyền của đất nước mặt trời mọc được gọi là Oshougatsu

Trên thực tế, người Nhật ăn Tết Dương lịch thay vì Tết Âm lịch như một số quốc gia châu Á khác như Việt Nam hay Hàn Quốc. Ngày Tết cổ truyền Oshougatsu tại Nhật Bản thông thường sẽ diễn ra trong vòng 3 ngày đầu tiên của năm mới, bắt đầu từ ngày 1 đến ngày 3 của tháng 1 Dương lịch hàng năm.

Trong đó, ngày 1 tháng 1 chính là ngày có ý nghĩa quan trọng nhất trong dịp Tết Oshougatsu. Đây được xem là ngày đánh dấu sự khởi đầu của một năm mới tốt lành, sức khỏe, may mắn và thịnh vượng.

II. Phong tục truyền thống ngày Tết cổ truyền Oshougatsu

Ngày Tết cổ truyền Oshougatsu của người dân Nhật Bản sở hữu vô số phong tục, hoạt động văn hóa và sự kiện giải trí vui nhộn và độc đáo, thể hiện rõ nét những đặc trưng văn hóa lâu đời của đất nước phù tang, thu hút sự quan tâm của không ít du khách phương xa đến trải nghiệm.

Dưới đây là một số phong tục truyền thống ngày Tết cổ truyền Oshougatsu tại Nhật Bản mà Top Ten Travel muốn chia sẻ đến các bạn:

1. Tổng vệ sinh nhà cửa - Osouji

Trước ngày Tết Oshougatsu, trên toàn nước Nhật sẽ diễn ra một cuộc tổng vệ sinh có quy mô lớn từ nhà cửa, trường học, công ty, đường phố, thần điện, chùa chiền,... Bởi theo quan niệm từ xa xưa người Nhật tin rằng, vị thần năm mới Toshigamisama chắc chắn sẽ ghé thăm ngôi nhà mình vào những ngày đầu năm và mang đến những điều may mắn cho gia chủ, chính vì thế nhà cửa phải được dọn dẹp thật sạch sẽ, bày trí ấm cúng và tất nhiên không thể thiếu một Shimenawa để đón vị thần nhập trạch.

Trước ngày Oshougatsu, trên toàn nước Nhật diễn ra cuộc tổng vệ sinh quy mô lớn

Trước ngày Oshougatsu, trên toàn nước Nhật diễn ra cuộc tổng vệ sinh quy mô lớn

Trước đây, việc tổng vệ sinh nhà cửa trước Tết Oshougatsu thường được người Nhật tiến hành vào ngày 13/12 Dương lịch và được gọi bằng cái tên Susuharai. Tuy nhiên với cuộc sống bận rộn như ngày nay, việc vệ sinh nhà cửa có thể được tiến hành vào cuối tháng.

2. Trang trí nhà cửa

Sau khi dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ xong, người Nhật Bản sẽ tiến hành trang trí nhà cửa. Đây cũng chính là một trong những hoạt động truyền thống không thể thiếu khi đón Tết Oshougatsu của xứ Phù Tang. Người Nhật thường sẽ chọn ngày 28 và 30 để trang hoàng không gian sống của gia đình mình. Những món đồ trang trí thường xuất hiện trong ngày Tết của người Nhật có thể kể đến như:

  • Shimenawa: Shimenawa được người Nhật treo ngay trước cửa nhà với ý nghĩa xua đuổi tà ma quấy rối và chào đón các vị thần linh ghé thăm. Ngoài ra, Shimenawa còn là món đồ tượng trưng cho những điều bình yên và tốt đẹp luôn hiện hữu trong cuộc sống của gia chủ

Shimenawa treo ngay trước cửa nhà với ý nghĩa xua đuổi tà ma quấy rối

Shimenawa treo ngay trước cửa nhà với ý nghĩa xua đuổi tà ma quấy rối

  • Kadomatsu: Kadomatsu của người dân xứ anh đào được làm từ ba ống tre tươi vát chéo và được trang trí tỉ mỉ bởi những cành thông đánh số lẻ cùng vô số chi tiết khác để trông đẹp mắt hơn. Kadomatsu thường được người Nhật đặt ngay bên cạnh cửa nhà hoặc công ty nhằm cầu chúc một năm mới vạn sự hanh thông, sức khỏe dồi dào

Kadomatsu với ý nghĩa một năm mới vạn sự hanh thông, sức khỏe dồi dào

Kadomatsu với ý nghĩa một năm mới vạn sự hanh thông, sức khỏe dồi dào

  • Wakazari: Wakazari được người Nhật đặt trong bếp là một vòng tròn được quấn cẩn thận bằng rơm như lời cảm ơn dành cho thần lửa và thần nước

3. Viết thiệp chúc Tết - Nengajo

Vào những ngày cuối tháng Chạp, người dân nước Nhật thường có thói quen chuẩn bị những tấm thiệp được trang trí đẹp mắt kèm theo đó là những lời chúc năm mới tốt đẹp và gửi đến người thân, bạn bè, những người đã giúp đỡ mình trong suốt năm vừa qua,... Những chiếc thiệp này sẽ được gửi đi trước ngày 31 tháng 12 để có thể đến tay người nhận vào đúng ngày 1 tháng 1 - ngày đầu tiên trong năm mới.

Người Nhật có thói quen viết thiệp chúc Tết gửi tặng người thân, bạn bè,...

Người Nhật có thói quen viết thiệp chúc Tết gửi tặng người thân, bạn bè,...

4. Lễ hội rung chuông đêm giao thừa - Joya no Kane

Lễ rung chuông hay Joya no Kane diễn ra vào đúng đêm giao thừa là một trong những phong tục ngày Tết lâu đời nhất của người dân Nhật Bản. Vào đêm giao thừa, 108 hồi chuông dài sẽ được vang lên, đánh dấu năm cũ đã qua và năm mới với nhiều điều tốt đẹp đang đến. Phong tục độc đáo này của người Nhật tượng trưng cho sự gột rửa và thanh lọc cả tâm trí lẫn linh hồn của mọi người trong năm cũ trước khi bước sang thềm năm mới.

Lễ rung chuông diễn ra vào đêm giao thừa là một trong những phong tục ngày Tết lâu đời nhất

Lễ rung chuông diễn ra vào đêm giao thừa là một trong những phong tục ngày Tết lâu đời nhất

5. Viếng chùa đầu năm - Hatsumoude

Người Nhật thường sẽ xuất hành viếng chùa hoặc đền thờ ngay trong đêm giao thừa. Đây cũng là một trong những phong tục truyền thống nổi tiếng nhất của đất nước mặt trời mọc trong dịp Tết Oshougatsu. Người dân nước Nhật thăm viếng chùa đầu năm để cầu mong gia đạo được bình an và hạnh phúc, mong muốn có một năm mới thật an khang thịnh vượng, vạn sự hanh thông và dồi dào sức khỏe.

Người Nhật thường xuất hành viếng chùa hoặc đền thờ ngay trong đêm giao thừa

Người Nhật thường xuất hành viếng chùa hoặc đền thờ ngay trong đêm giao thừa

6. Thờ cúng ông bà tổ tiên

Ngày Tết cổ truyền Oshougatsu cũng là dịp đặc biệt để con cháu trong nhà tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên của mình. Cụ thể, người Nhật thường sẽ chuẩn bị các loại bánh Tokonoma, bánh dầy Ozoni hoặc Sushi lên bàn thờ gia tiên để bày tỏ lòng thành kính cũng như sự biết ơn của mình đối với các bậc tổ tiên, sau đó đến thăm hỏi và khấn cáo tiền nhân để họ che chở dẫn dắt hậu thế.

7. Lì xì may mắn - Otoshidama

Một phong tục thú vị nữa trong ngày Tết Nhật Bản cũng khá giống với nhiều quốc gia châu Á khác đó chính là lì xì đầu năm. Người Nhật thường lì xì cho trẻ em và người lớn tuổi kèm theo những lời cầu chúc cho người nhận thật khỏe mạnh, vạn sự đều như ý muốn, công việc và học tập luôn thăng tiến.

Người Nhật thường lì xì đầu năm cho trẻ em và người lớn tuổi kèm theo những lời chúc

Người Nhật thường lì xì đầu năm cho trẻ em và người lớn tuổi kèm theo những lời chúc

8. Tham gia các trò chơi dân gian  

Các trò chơi dân gian cũng là một trong những nét văn hóa đặc sắc không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền Oshougatsu của người dân nước Nhật. Vào những ngày đầu năm mới, người Nhật có thể chơi Takoage (thả diều), Komamawashi (đánh quay), Hanetsuki (đánh cầu lông),... Những trò chơi dân gian này trở nên sôi động hơn khi đến mùng 2 Tết.

Các trò chơi dân gian - nét văn hóa đặc sắc không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền Oshougatsu

Các trò chơi dân gian - nét văn hóa đặc sắc không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền Oshougatsu

III. Một số điều kiêng kỵ vào ngày Tết cổ truyền Oshougatsu

Tương tự nhiều quốc gia châu Á khác, ngày Tết cổ truyền Oshougatsu của người Nhật cũng có những điều kiêng kỵ riêng, với mục đích đảm bảo một năm mới thật thuận lợi và suôn sẻ nhất có thể. Dưới đây là một số điều cấm kỵ du khách cần biết khi đi tour du lịch Nhật Bản dịp Tết cổ truyền này:

  • Người dân nước Nhật sẽ không bao giờ dọn dẹp và trang trí nhà cửa vào ngày 29 tháng Chạp bởi con số này có cách phát âm gần giống với cụm từ “Nijyu no kurushimi” - hiểu nôm na nghĩa là “hai lần nỗi đau”
  • Số 4 trong quan niệm của người Nhật mang ý nghĩa là điềm xấu, bởi số 4 đồng âm với từ “Tử”, do đó người Nhật thường sẽ hạn chế tối đa các hoạt động liên quan đến con số 4 trong những ngày Tết cổ truyền Oshougatsu để đảm bảo một năm mới thật thuận lợi
  • Người Nhật không vay mượn hay nợ nần trong những ngày đầu năm vì họ quan niệm rằng điều này sẽ khiến cho cả năm tiếp theo chìm ngập trong nợ nần và túng thiếu
  • Người Nhật kiêng nói những điều xui xẻo, không may mắn hoặc khóc lóc, tức giận trong ngày đầu năm
  • Ngoài ra, người Nhật cũng không đi giày mới vào buổi tối, bởi họ tin rằng ma quỷ và các thế lực đen tối sẽ xâm nhập và gây ra những điều bất lợi cho chủ nhân đôi giày,...

Tết cổ truyền Oshougatsu của người Nhật cũng có những điều kiêng kỵ riêng

Tết cổ truyền Oshougatsu của người Nhật cũng có những điều kiêng kỵ riêng

Vừa rồi là một số sự thật thú vị về Oshougatsu - ngày Tết cổ truyền ở Nhật Bản mà Top Ten Travel tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Có thể thấy, Tết cổ truyền Oshougatsu chính là một trong những thời điểm lý tưởng nhất để du khách ghé thăm và trải nghiệm vô số hoạt động văn hóa thú vị tại xứ sở hoa anh đào.

Nhanh tay đăng ký chương trình tour Nhật Bản Tết trọn gói với mức giá ưu đãi siêu hời của nhà Top Ten Travel để có ngay cơ hội khám phá ngày Tết Oshougatsu độc đáo kể trên bạn nhé!

Bảo Trân 

0 bình luận


0901330018