Hồ Chí Minh
Icon Locate
Hồ Chí Minh

Hàng vạn người dự lễ khai ấn đền Trần Xuân Giáp Ngọ năm 2014

Vào đúng giờ Tý tháng Giêng ( tức đêm 13/2 dương lịch), Lễ Khai ấn đền Trần ( phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định) Xuân Giáp Ngọ 2014 chính thức khai mạc.

 

1. Quá trình diễn ra lễ hội:

 

 

hang ngan khach chen nhau bep ruot trong le hoi khai an den Tran

hang ngan khach chen nhau bep ruot trong le hoi khai an den Tran

Lễ Khai ấn đền Trần đã diễn ra

 

 

Đây là năm thứ ba Lễ hội Khai ấn đền Trần được tổ chức theo kịch bản mới do Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban Nhân dân thành phố xây dựng và được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định phê duyệt.

 

Lễ hội khai ấn năm nay có một điểm mới là việc khôi phục nghi lễ rước nước, tế cá đã bị mai một từ hàng trăm năm nay, nghi lễ này đã được tổ chức ngày 12 tháng Giêng. Sau nghi lễ dâng hương trước ban thờ Trung thiên đền Thiên Trường, đúng 22 giờ 40 phút nghi lễ rước kiệu ấn được cử hành với sự tham gia của hơn 100 người đại diện cho Hội người cao tuổi, Mặt trận Tổ quốc và nhân dân phường Lộc Vượng.

 

Lễ rước kiệu ấn bắt đầu từ sân đền Cố Trạch, nơi thờ Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, sang đền Thiên Trường, nơi đặt bài vị của 14 vị vua Trần. Kiệu rước được đặt trước lư hương bàn thờ Trung Thiên. Kết thúc diễn văn ngắn gọn của lãnh đạo Ủy ban Nhân dân thành phố ca ngợi công lao to lớn của Vương triều Trần và nhấn mạnh ý nghĩa của tục lệ khai ấn xưa, nghi lễ khai ấn được thực hiện hết sức trang nghiêm vào lúc 23 giờ 15 phút tại nội cung đền Thiên Trường theo đúng nghi thức truyền thống.

 

Sau khi nhà đền dâng sớ khai ấn, 14 cụ cao niên phường Lộc Vượng và đại diện một số ban, ngành được mời vào nội cung chứng kiến nghi lễ và đóng dấu khai ấn 9 cánh ấn bằng giấy màu vàng. Trưởng từ đền Trần là người chịu trách nhiệm cất giữ những lá ấn này để dâng lên các đình, chùa thuộc phường Lộc Vượng (đền Thiên Trường, đền Cố Trạch, đền Trùng Hoa, chùa Tháp, Văn chỉ Hiền Đàn, đình Tức Mặc, đình Kênh, đình Bái, đình Vĩnh Trường) và lưu tại hòm đựng ấn nhà đền.

 

Trong thời gian làm lễ khai ấn, đền Thiên Trường đóng cửa tạm thời không đón tiếp du khách để đảm bảo tính trang nghiêm cho việc thực hiện nghi lễ truyền thống. Từ 25 giờ 55 phút, cửa đền bắt đầu mở trở lại đón khách thập phương tiếp tục vào lễ đầu năm tại đền Trần. Do thời điểm phát ấn được lùi tới 7 giờ sáng ngày 14/2 (tức ngày 15 tháng Giêng) nên đã hạn chế được cảnh chen lấn, xô đẩy kinh hoàng như nhiều năm trước.

 

 

2. Hàng ngàn người chen nhau "bẹp ruột" tại lễ khai ấn Đền Trần:

 

 

Hàng ngàn người chen nhau trong lễ Khai ấn ở lễ hội Đền Trần

 

 

Ấn sẽ được phát đến ngày 20 tháng Giêng âm lịch. Theo Ban tổ chức Lễ hội Khai ấn Đền Trần Xuân Giáp Ngọ 2014, trong đêm tổ chức lễ khai ấn, Nam Định đã huy động lực lượng hơn 1.700 cán bộ, chiến sĩ các lực lượng công an, quân sự, dân quân tự vệ, bố trí lực lượng thành 5 vòng để đảm bảo an ninh, trật tự trong đêm khai ấn. Lực lượng cảnh sát giao thông Công an tỉnh Nam Định đã triển khai phương án phân luồng từ xa đối với các phương tiện giao thông đi qua khu vực lễ hội nên đã giảm bớt được tình trạng ùn tắc cục bộ ở khu vực này.

 

Mặc dù an ninh đã huy động đến mức tối đa nhưng do du khách quá đông nên cảnh chèn ép, xô đẩy " bẹp ruột" vẫn diễn ra. Vì vậy, đứng trước tình trạng này, Ban tổ chức còn dựng nhiều lều bạt y tế, huy động xe cứu thương tức trực sẵn tại các vị trí thuận tiện để tổ chức cấp cứu người bị nạn hoặc hỗ trợ du khách không may gặp vấn đề về sức khỏe và bố trí hai bãi xe với sức chứa khoảng 3.000 ô tô.

 

Trong các ngày từ 15, 16 tháng giêng, tại quần thể di tích đền Trần sẽ diễn ra nhiều hoạt động hội truyền thống khác như múa lân, múa rồng, múa sư tử, hát chèo, chầu văn, thi đấu cờ người, đấu vật, biểu diễn võ thuật bên ngoài cổng Vũ Môn.

Du lịch miền Bắc

Kiều Ngân tổng hợp

0 bình luận


0901330018